Sản phẩm đang giảm giá

Đui đèn cảm ứng là thiết bị quan trọng của hệ thống chiếu sáng, nhưng hiện nay loại đui đèn này rất đa dạng, nhiều mẫu mã làm người dùng phân vân không biết đui đèn cảm ứng loại nào tốt. Thấu hiểu được điều đó, hôm nay Hecico sẽ bật mí giúp bạn, cùng chú ý theo dõi để có được những thông tin hữu ích nhé.

Đui đèn cảm ứng là gì?

Đui đèn cảm ứng là thiết bị điện thông minh, tích hợp cảm biến từ phía trong đui đèn, hỗ trợ đui đèn điều phối được bóng đèn lắp trên nó tự động tắt mở dễ dàng mà không cần con người tác động vào.

Ngày nay, đui đèn này có 4 loại chính gồm: Đui đèn cảm ứng âm thanh ánh sáng, cảm ứng chuyển động, học lệch và không cần học lệch.

Nguyên lí hoạt động đuôi đèn cảm ứng

Hiện nay đuôi đèn cảm ứng gồm 2 loại chính đó là đuôi đèn cảm ứng chuyển động và đèn cảm ứng nhiệt. Khi cảm ứng phát hiện chuyển động hoặc thân nhiệt trong vùng quét, đèn sáng lên. Tuy nhiên, nếu chỉ đứng hoặc ngồi im, không chuyển động, đèn sẽ tự động tắt để giúp người dùng tiết kiệm được thời gian và điện năng tiêu thụ.

Công dụng đuôi đèn cảm ứng

Sản phẩm không cần sử dụng công tắc nên rất thuận tiện cho người sử dụng. Ngoài ra, thiết bị còn có các công dụng sau:

Nhờ vào nguyên lý hoạt động như đã đề cập ở trên, đèn sẽ tự tắt khi không có người. Tránh trường hợp sử dụng công tắc mà quên tắt khi không dùng đến.

Hoàn toàn an toàn, không lo bị điện giật khi tay ướt, phù hợp cho gia đình có trẻ nhỏ. Đặc biệt bạn không cần lần mò công tắc trong đêm tối. Sản phẩm rất tiện ích, không cần dây điện, ổ cắm và có thể lắp đặt được ở mọi vị trí trong nhà.

Với mức giá hợp lý, sản phẩm phù hợp với đa số gia đình hiện nay. Nếu sử dụng đèn cảm ứng thông minh, bạn không cần lo nhà mình bị trộm cướp. Vì khi có người, thiết bị sẽ tự bật, bạn sẽ biết đó là người quen hay kẻ lạ.

Ưu nhược điểm đui đèn cảm ứng

Hiện nay có rất nhiều nhận xét trái chiều về đui đèn cảm ứng, có người thì cho rằng loại này kém chất lượng, có người thì bảo hàng này dùng rất tốt. Vậy sự thật thế nào ? Hãy điểm qua ưu nhược điểm của nó để không bị phân vân khi mua nhé.

Ưu điểm

Có lẽ bạn đã được nghe đến loại đèn có khả năng tự phát sáng khi có người đi qua và tự tắt khi không có ai ở đó. Vậy dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ưu điểm của sản phẩm đui đèn cảm ứng.

  • Tự động bật khi có người đi tới và tự ngắt khi không có người đi qua, giúp tiết kiệm điện cho người dùng đồng thời tăng tuổi thọ của bóng đèn.
  • Hạn chế tiếp xúc với nguồn điện, đảm bảo an toàn cho con người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.
  • Với cơ chế hoạt động đó, cảm biến hồng ngoại bật tắt đèn được dùng trong công tắc tự động cho những loại đèn chẳng hạn: Đèn nhà vệ sinh, đèn phòng khách, đèn lối đi…tích hợp thêm hệ thống báo trộm, xả nước…
  • Có sẵn 2 dây chờ, bạn chỉ cần đấu dây điện vào là được, tiết kiệm chi phí không cần thợ lắp đặt.
  • Ứng dụng được cho nhiều loại bóng đèn, tùy thuộc vào nhu cầu chiếu sáng của khách hàng.

Đui đèn cảm ứng có rất nhiều ưu điểm nên chúng được ứng dụng trong nhiều môi trường khác nhau.

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm, đui đèn cảm ứng còn có một số điểm trừ nhất định như sau:

  • Bộ cảm biến vận hành theo cơ chế tia hồng ngoại, do đó ở những hộ gia đình có nuôi động vật sẽ rất khó để kiểm soát những hoạt động của thiết bị. Chẳng hạn khi chó, mèo chạy ngang qua làm đèn bật tắt.
  • Thiết bị cảm biến hồng ngoại có thêm chế độ báo chống trộm, vì vậy khi lắp ở khoảng cách quá rộng thì chỉ với 1 chiếc lá rơi ngang qua cũng làm thiết bị tự động phát ra âm thanh, ảnh hưởng tới gia chủ và những người xung quanh.
  • Trong quá trình sử dụng đôi lúc gặp trục trặc nhưng phần lớn xuất phát từ các tác nhân khách quan, thợ lắp đặt tay nghề kém…Nhưng tất cả các lỗi này khá đơn giản, có thể xử lý nhanh chóng.

Hướng dẫn cách sử dụng đui đèn cảm ứng

Để phát huy tối đa công năng của đui đèn cảm ứng bạn cần biết cách dùng. Sau đây là các thức lắp đặt đèn đơn giản, chuẩn xác nhất mà chúng tôi tích hợp được trong nhiều năm qua.

Cách chỉnh đèn cảm ứng

Thông thường, mỗi loại đui đèn đều trang bị 2,3 nút cài đặt chỉnh đèn gồm:

  • Nút chỉnh thời gian sáng: Nhằm điều chỉnh thời gian tăng giảm khác nhau, cụ thế nếu muốn tăng thời gian thì vặn theo chiều kim đồng hồ và ngược lại để giảm thì xoay ngược chiều kim đồng hồ là được (dải điều chỉnh từ 15 – 300 giây).
  • Nút điều chỉnh phạm vi phát hiện chuyển đồng.
  • Nút chỉnh cảm biến ánh sáng/tối để đèn tự động bật tắt.

Cách lắp đui đèn cảm ứng

Bạn sẽ dễ dàng lắp đặt đui đèn cảm ứng thông qua 4 bước sau:

Bước 1: Khoan 2 lỗ để lắp đặt đui đèn lên tường, trần nhà…

Bước 2: Gắn bóng đèn đui xoáy chuẩn E27 vào.

Bước 3: Cho đèn bật tắt 3 lần là dùng được.

Bước 4: Cài đặt thời gian sáng tối theo nhu cầu sử dụng.