Đèn chùm

Từ khóa:
Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Sản phẩm đang giảm giá

Định nghĩa đèn chùm

Đèn chùm là loại đèn chiếu sáng gắn trực tiếp vào trần nhà, ánh sáng lan tỏa khắp mọi không gian. Và loại đèn trang trí này có thiết kế sang trọng, bắt mắt, mệnh danh là nữ hoàng của các loại đèn, làm cho không gian căn phòng trở nên bắt mắt hơn, giúp trang hoàng cho cuộc sống.

Cấu tạo đèn chùm

Không phải ai trong chúng ta đều biết đèn chùm có cấu tạo như thế nào ? Để giúp cho các bạn hiểu hơn về loại đèn này, Casani mô tả cấu tạo của đèn chùm như sau:

  • Đế gắn trần: đây là bộ phận giúp giữ cố định đèn chùm lên trần nhà. Để đảm bảo an toàn cho người dùng, đế gắn này cần làm bằng chất liệu cao cấp và chất lượng. Đồng thời cần lựa chọn đế đèn có kích thước và kiểu dáng phù hợp với bóng đèn.
  • Bộ phận treo thả: bộ phận này vừa có tác dụng cố định được chân tay và các bộ phận của đèn, và nổi bật vẻ đẹp tinh tế cho chiếc đèn chùm. Bộ phận này được nhà sản xuất sử dụng các vật liệu khác nhau với các kiểu dáng khác nhau để tạo ra nhiều mẫu đèn chùm ấn tượng nhất.
  • Thân, tay, hộp chứa đèn: Bộ phận này quyết định hình dáng của đèn, và tính thẩm mỹ của đèn. Đèn chùm có rất nhiều hình dáng như hình khối vuông, tròn, chữ nhật, tam giác, chữ cái, hình hộp,.. Đa số bộ phận thân, tay,.. này đều làm bằng những chất liệu hiện đại và cao cấp nhất, đảm bảo độ bền cao cho chiếc đèn trang trí này, tuy nhiên giá thành sẽ khá cao.
  • Bóng đèn led chiếu sáng: Hiện nay có 2 loại bóng đèn lắp cho đèn chùm là bóng đui xoáy và bóng đèn led chiếu sáng tích hợp nguồn cao cấp, tạo ra nhiều màu sắc và hiệu ứng bắt mắt.

Công suất của đèn chùm

Nhiều gia đình sử dụng đèn chùm đã lâu mà không hề quan tâm đến công suất của đèn là bao nhiêu. Các bạn nên biết qua về công suất của đèn chùm để biết cách tính toán mức độ phù hợp của chúng với nhu cầu của mình hay biết cách lựa chọn đèn phù hợp với diện tích căn phòng.

Hiện nay, nhà sản xuất đã tạo ra nhiều mẫu đèn chùm với các công suất khác nhau để có thể phù hợp chiếu sáng cho từng diện tích lắp đặt, người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn hơn.

  • Công suất của đèn chùm giao động từ vài chục W đến vài trăm W (W là đơn vị của công suất);
  • Tùy thuộc vào không gian chiếu sáng để lựa chọn công suất đèn: không gian lớn thì chỉ sử dụng đèn có công suất lớn, đèn có công suất nhỏ không đủ khả năng chiếu sáng. Nếu bạn tăng thêm số lượng bóng đèn để đảm bảo ánh sáng nhưng sẽ tốn thêm chi phí lắp đặt mà tính thẩm mỹ không cao.

Kích thước tiêu chuẩn của đèn chùm

Kích thước tiêu chuẩn của đèn chùm phụ thuộc vào không gian sử dụng đèn, dưới đây là cách tính kích thước của đèn chùm như sau :

  • Đường kính của đèn chùm (đơn vị inch) sẽ được tính bằng : chiều dài cộng với chiều rộng của căn phòng (đơn vị feet). Ví dụ một căn phòng có chiều dài và chiều rộng là 4.2 m và 3m thì đường kính đèn chùm sẽ bằng 60cm.
  • Nếu phòng có kích thước nhỏ (3m x 3m), thì hãy chọn đèn có đường kính từ 44cm đến 51 cm.
  • Với phòng có kích thước (3,6m x 3,6m) thì đường kính đèn chùm phải rộng từ 56cm đến 69cm.
  • Với phòng có kích (4,2m x 4,2m) thì đường kính đèn chùm phải trên 61cm.