Sản phẩm đang giảm giá

Ngày nay với những kỹ thuật hiện đại, việc bạn phải bật tắt những công tắc điện đã tiêu tốn khá nhiều thời gian. Và đã quá buồn chán. Những chiếc công tắc cảm ứng được cho ra mắt. Đã khắc phục được nhiều nhược điểm của công tắc cơ thông thường. Và mang lại cho người sử dụng nhiều các trải nghiệm thú vị.

Công tắc cảm ứng là gì?

Công tắc cảm ứng là một thiết bị điện thông minh được lắp đặt với các mạch điện tử cảm ứng giúp bạn có thể điều khiển nó từ xa bằng điện thoại di động hoặc máy tính bảng chỉ cần kết nối wifi hoặc 3g, 4g được sử dụng nhiều trong căn hộ thông minh.

Ưu điểm của công tắc cảm ứng

Đặt lên bàn cân với công tắc truyền thống, những sản phẩm bộ công tắc cảm ứng thông minh sở hữu nhiều ưu điểm hơn hẳn. Đó là:

  • Thiết kế sang trọng hiện đại, đẳng cấp: Với thiết kế mặt kính sang trọng hai màu trung tính trắng và đen, gia chủ có thể tùy chọn lắp đặt cho nhà mình. Chúng không hề lạc quẻ với tổng thể thiết kế chung của ngôi nhà.
  • Độ nhạy bén cao: Sản phẩm phím cảm ứng độ nhạy cao và độ bền sản phẩm cũng tốt hơn với công tắc truyền thống. Bạn sẽ thấy các công tắc truyền thông sau thời gian sử dụng dễ bị hỏng.
  • An toàn hóa sử dụng và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: Phím bấm cảm ứng có thể chạm dù tay ướt, an toàn cho gia đình có con nhỏ hoặc người lớn tuổi. Sự tiện lợi của sản phẩm nằm ở việc bạn có thể dễ dàng tắt tất cả các thiết bị điện với 1 bảng công tắc hoặc điều khiển thông qua ứng dụng di động.
  • Dễ dàng lắp đặt và bảo hành linh hoạt: Thời gian lắp đặt nhanh chóng và khi xảy ra sự cố, bạn có thể nhờ đội ngũ kỹ thuật sửa chữa. Bảo hạn bảo hành linh hoạt tùy vào đơn vị cung cấp sản phẩm, thông thường là 2 năm.

Với mỗi loại công tắc, cơ chế truyền tải tín hiệu từ công tắc cảm ứng về bộ điều khiển trung tâm hay máy chủ lại khác nhau. Mỗi loại lại có những ưu nhược điểm khác nhau.

Tính năng ứng dụng của bộ công tắc cảm ứng

Với mục đích nâng cao trải nghiệm người dùng và đem đến cuộc sống tiện nghi cho gia chủ, các công tắc cảm ứng hiện nay đều có những tính năng như sau.

Thể hiện trực quan chức năng của các nút

Bạn có thể thấy hình ảnh và chữ viết hướng dẫn trên bề mặt mang đến sự tiện lợi tối đa cho người sử dụng. Đây cũng chính là điểm độc đáo của công tắc cảm ứng thông minh so với các sản phẩm khác hiện nay trên thị trường.

Điều khiển đảo chiều hoặc hoạt cảnh

Với công tắc cảm ứng, người dùng có thể cùng lúc điều khiển nhiều thiết bị trong nhà. Tùy vào nhu cầu của gia đình, mà bạn có thể chọn công tắc 4 nút hoặc 2 nút. Mỗi nút này sẽ tương ứng với một thiết bị điện trong gia đình.

Cài đặt hoạt cảnh theo nhu cầu: Người dùng hoàn toàn có thể cài đặt từng công tắc của từng vị trí khác nhau trong gia đình.

Điều khiển từ xa

Với những ai thường xuyên đi công tác thì việc kiểm soát hệ thống điện khi không có mặt ở nhà. Bạn có thể thông qua những thiết bị thông minh này vô cùng hữu ích. Công tắc có thể điều khiển trực tiếp hoặc từ xa các thiết bị điện cơ bản trong gia đình.

Quá trình hoạt động ổn định

Hệ thống bộ công tắc cảm ứng nhà thông minh hoạt động ổn định ngay khi cả mạng nội bộ gặp vấn đề trục trặc.

Lưu ý trước khi lắp đặt công tắc cảm ứng

Nguồn điện: Trước khi bắt đầu lắp đặt, phải tắt nguồn điện chính bằng cách chuyển cầu giao (atomat) sang vị trí TẮT (OFF).

Sản phẩm hoạt động với nguồn điện xoay chiều 150V – 250V/50Hz, nên bắt buộc phải có đủ dây “nóng” (hay dây lửa, dây “Live” trong tiếng Anh) và dây “nguội” (hay dây “mát”, dây trung tính, dây “Neutral” trong tiếng Anh).

Độ sâu của đế âm: Để đảm bảo lắp đặt thiết bị dễ dàng nên chôn đế âm sâu hơn bề mặt tường khoảng 1cm

Khoảng cách giữa các đế âm: Khi lắp 2 hoặc nhiều công tắc chữ nhật gần nhau. Nếu lắp thiết bị theo chiều dọc với nhau: yêu cầu hai đế âm chôn cách nhau tối thiểu 2,5 cm. Nếu lắp thiết bị theo chiều ngang: yêu cầu hai đế âm chôn cách nhau tối thiểu 2,5 cm. Không lắp thiết bị này gần nguồn nóng hoặc nơi có độ ẩm cao

Hướng dẫn nối dây

Tháo rời mặt kính: Sử dụng tua vít 2 cạnh đặt vào lỗ ở cạnh dưới công tắc (hoặc cạnh bên công tắc, tuỳ theo chiều lắp sản phẩm) sau đó bẩy nhẹ, mặt kính sẽ bị đẩy ra rời với thân của công tắc.

Đấu dây và cố định sản phẩm: Tuốt dây input và output 7mm, kích thước dây 20 – 16 AWG/0,5 – 1,5 mm2. Sắp xếp nối dây ở trong đế âm đảm bảo gọn gàng, các đầu dây không được nối cần đảm bảo cách điện, đảm bảo không bị chập cháy. Sau đó gắn công tắc vào đế âm. Sử dụng đinh ốc kèm theo để cố định công tắc vào đế âm, căn chỉnh ngay ngắn trước khi lắp lại mặt kính vào.

Cố định tấm kính và sử dụng: Đảm bảo mặt trong của tấm kính khi tiếp xúc trực tiếp với mặt nhựa cảm ứng trên thân công tắc cảm ứng để thiết bị hoạt động ổn định nhất. Sau khi cố định tấm kính, đảm bảo hệ thống điện đã được đấu nối đầy đủ, ân toàn, cấp nguồn cho thiết bị hoạt động. Thời gian khởi động của thiết bị là 5 giây.